Những câu hỏi liên quan
not me :))
Xem chi tiết
Trần Đức Huy
10 tháng 2 2022 lúc 21:05

TK

Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa: là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài. – Nền kinh tế trong lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp, trong đó thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp.

Bình luận (0)
Thái Hưng Mai Thanh
10 tháng 2 2022 lúc 21:05

Tham khảo:

Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa: là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

– Nền kinh tế trong lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp, trong đó thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp.

Bình luận (0)
Long Sơn
10 tháng 2 2022 lúc 21:05

Tham khảo

- Về kinh tế : tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ ,trong đó thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp. chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.

Bình luận (0)
Lớp 7A17 Trần Ngọc Bảo T...
Xem chi tiết
nthv_.
16 tháng 9 2021 lúc 21:23

- Giai cấp chính: địa chủ và nông dân.

- Nền kinh tế chính: nông nghiệp.

Bình luận (0)
Ly Ly
27 tháng 10 2021 lúc 11:31

Xã hội phong kiến Châu Âu thời Trung Đại gồm 2 giai cấp chính đó là:

- Lãnh chúa phong kiến: được hình thành từ các tướng lĩnh quân sự, quý tộc.

- Nông nô: do nô lệ và nông dân chuyển biến thành. Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

Nền kinh tế chính của xã hội phong kiến châu âu thời Trung Đại:

- Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

- Nền kinh tế trong lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp, trong đó thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp.

Đây nha Bạn

Bình luận (0)
Le Tu Nhan
Xem chi tiết
W1 forever
14 tháng 12 2018 lúc 14:09

Ruộng đất trong cả nước trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Nhưng thực tế, phần lớn ruộng đất lại do nông dân canh tác. Hằng năm, dân làng chia nhau ruộng đất công để cày cấy và nộp thuế cho nhà vua. Các vua nhà Lý thường về các địa phương cày tịch điền. Vua Lý còn lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ hoặc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa. Nhà Lý cũng khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt.

 

Bình luận (0)
Hoàng Huệ Cẩm
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Bin
17 tháng 2 2016 lúc 15:32

a. Khái niệm.

- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.

b. Đặc điểm.

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.

- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…

- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.

- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.

- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..

- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.

c. Điều kiện phát triển.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.

- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.

- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.

d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.

- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.

- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.

e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.

- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.

- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.

- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.

- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới

Bình luận (0)
lê nguyễn minh hải
Xem chi tiết
Bích Lệ
29 tháng 3 2021 lúc 19:48

- Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len đều có nền kinh tế phát triển.

+ Thu nhập bình quân đầu người cao (Ô-xtrây-li-a: 20.337,5 USD; Niu Di-len: 13.026,7 USD).

+ Nổi tiếng về xuất khẩu: lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa,...

+ Các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm,... rất phát triển. - Các quốc đảo còn lại: đều là những nước đang phát triển.

+ Kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính: khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt,...), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuối, vani,...), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai,...), gỗ.

+ Trong công nghiệp, phát triển nhất là ngành chế biến thực phẩm.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 4 2019 lúc 3:40

Nông nghiệp có những vai trò sau:

   - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

   - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

   - Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng nguồn thu ngoại tệ.

   - Tận dụng tự nhiên và nguồn lao động

   - Nông nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong sự phét triển của xã hội loài người( không có ngành nào thay thế được)

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:15

Tham khảo:

1. Khái niệm

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ hiện đại.

- Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội.

2. Một số đặc điểm của kinh tế tri thức

- Tri thức là nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.

- Lao động tri thức chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất.
- Dịch vụ với các ngành cần nhiều tri thức là chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.

- Công nghệ thông tin và truyền thông có tính chất quyết định.

- Công nghệ cao, các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.

- Giáo dục đóng vai trò quan trọng.

- Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng.

- Là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

3. Biểu hiện của kinh tế tri thức

- Một số biểu hiện của kinh tế tri thức:

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng nguyên liệu và năng lượng tự nhiên nên tạo ra những sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó tạo tiền đề phát triển bền vững.

+ Sản xuất sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, luôn luôn có sự cân bằng giữa cung và cầu, hạn chế hàng tồn kho.

+ Cái mới luôn được sáng tạo liên tục chứ không phải từ cái cũ phát triển lên.

+ Quá trình nghiên cứu, sáng tạo của con người luôn không ngừng được thực đẩy, phát triển ra kĩ thuật công nghệ hiện đại.

+ Có sự ứng dụng công nghệ thực tế - ảo trong các hoạt động như học tập, thiết kế, xây dựng, kiến trúc, thực nghiệm khoa học,... giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời nâng cao năng suất lao động.

- Một số ví dụ về các sản phẩm ứng dụng của nền kinh tế tri thức:

+ Các nguồn năng lượng tái tạo, như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…


+ Các loại rô-bốt thông minh, như: rô-bốt phẫu thuật (trong lĩnh vực y tế); rô-bốt thu hoạch nông sản (trong lĩnh vực kinh tế); rô-bốt chăm sóc trẻ em,…

+ Các phần mềm quản lí hồ sơ học sinh; theo dõi sự tiến bộ của học sinh,… (trong lĩnh vực giáo dục).

Bình luận (0)
trần văn tú
Xem chi tiết
trần văn tú
10 tháng 4 2023 lúc 21:15

ai trả lời giúp em cái ạ

 

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Nghĩa
10 tháng 4 2023 lúc 21:40

loading...loading...loading...
Chữ hơi xấu hihi=]]

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Nghĩa
11 tháng 4 2023 lúc 9:39

loading...loading...loading...

Bình luận (0)
Trịnh Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
nguyễn hương trà
11 tháng 1 2022 lúc 19:45

Gía trị kinh tế của hồ:

- Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ 
- Giá trị thuỷ điện 
- Giao thông vận tải và du lịch 
- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản 
- Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp.
 

Bình luận (1)
Quan Tran
11 tháng 1 2022 lúc 20:07

1-1510967806416.jpg (640×853)

Bình luận (0)